Tại sao khi lắp máy lọc nước ion kiềm cần chú ý đến nguồn nước đầu vào?
Máy lọc nước ion kiềm hay máy điện giải là một trong những dòng thiết bị thông minh được ứng dụng công nghệ hiện đại, cao cấp và có thể tạo ra nước có tính kiềm cao cùng khả năng chống oxy hóa ưu việt.
Nước ion kiềm không chỉ là nguồn nước được lọc sạch mà còn loại bỏ được nhiều tạp chất giống như máy lọc nước thông thường đồng thời tạo ra được nguồn nước có tính chất đặc biệt để mang đến những lợi ích tuyệt vời với sức khỏe của người dùng.
Thông thường, khi thiết kế, máy lọc nước ion kiềm đều sẽ có từ 1 – 2 lõi lọc tinh đi kèm cùng với đó là những loại lõi được sản xuất mang đến nguồn nước đạt chuẩn sử dụng trong sinh hoạt. Do đó, nguồn nước tại Việt Nam không ổn định vì vậy sẽ rất khó có thể đảm bảo được các tính năng lọc sạch của máy lọc nước ion kiềm.
Các chuyên gia cũng đã khuyến khích người tiêu dùng xử lý bước đầu loại bỏ những chất độc hại đồng thời tích hợp thêm bộ tiền xử lý nước nhằm giúp máy hoạt động ổn định trong xuyên suốt quá trình vận hành.
Trường hợp người tiêu dùng không tìm kiếm giải pháp mà đưa trực tiếp nước không đảm bảo vào thiết bị sẽ xảy ra một số tình trạng:
Nước đầu vào không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
Nếu dùng nguồn nước không chất lượng trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại gây ra nhiều chứng bệnh về đường tiêu hóa, da, mắt... Thậm chí tình trạng nghiêm trọng hơn là nguy cơ ung thư do nguồn nước có những chất độc nguy hiểm như thủy ngân.
Nguồn nước đầu vào không đạt chuẩn tác động trực tiếp đến sức khỏe
Hỏng và gây tắc màng lọc, tuổi thọ của máy bị suy giảm
Chất bẩn bám quá nhiều trên lõi lọc từ đó hiệu quả lọc nước chắc chắn sẽ bị giảm xuống. Lượng nước thu lại được ít hơn và gây hại đến màng lọc nước sẽ hỏng. Và điều này có thể dẫn đến tình trạng nước đầu ra độc hại hơn nguồn nước đầu vào.
Không những vậy, khi lõi lọc bị tắc, máy lọc nước sẽ hoạt động quá công suất và dễ gây chập và hỏng máy hoặc cũng có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Chi phí phát sinh tăng cao
Chi phí mà Điện Giải Ion Kiềm muốn nhắc đến với bạn ở đây đó là các khoản phí cần thanh toán cho sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị...
Chúng tôi đã thấy khá nhiều quan niệm rằng việc không thay lõi lọc sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi phí nhưng đây không phải là suy nghĩ đúng đắn. Bởi thực tế, khi chúng ta không thay lõi lọc đúng hạn sẽ khiến các bộ phận của thiết bị phải làm việc quá tải, màng lọc và lõi lọc gây tắc nghẽn sẽ khiến quá trình bảo dưỡng, bảo trì vất vả và chi phí cũng tăng nhiều hơn.
Từ những chia sẻ mà Điện Giải Ion Kiềm chia sẻ phía trên chắc chắn bạn đọc đã hiểu được mức độ quan trọng của nguồn nước đầu vào. Vậy làm như thế nào để có thể đánh giá được hãy tham khảo thêm những chia sẻ tiếp theo dưới đây.
Lắp máy lọc nước ion kiềm nguồn nước đầu vào cần đạt những tiêu chí nào?
Nguồn nước đầu vào cần phù hợp
Lựa chọn nguồn nước phù hợp là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng mà mọi người cần chú ý trước khi lắp máy lọc nước ion kiềm. Cần tiến hành khảo sát nguồn nước tại nhà đã đủ sạch hay chưa. Trường hợp chưa đạt, người dùng cần lắp thêm bộ tiền xử lý nước sao cho phù hợp để lọc lọc nước đạt tiêu chuẩn sau đó mới lắp đặt máy lọc nước ion kiềm.
Chọn lọc nguồn nước đầu vào là tiêu chí cần thiết
Tại Việt Nam, căn cứ vào quy định QCVN 01:2009/BYT với 13 chỉ tiêu hóa lý, các cơ quan đã có những quy định riêng về nguồn nước uống phải đạt chuẩn nguồn nước đầu vào và khi được xử lý bằng máy lọc nước ion kiềm sẽ uống trực tiếp tại vòi.
Chỉ số TDS (độ cứng của nước) cần đạt từ 30 – 300 ppm
Khi kiểm tra, chúng ta cũng cần quan tâm đến chỉ số này, TDS là tổng chất rắn hòa tan sẽ bao gồm khoáng chất, muối, kim loại tồn tại trong một lượng nhất định và có đơn vị đo là ppm.
Để có thể xác định được chỉ số này cũng như độ sạch của nguồn nước người ta thường sử dụng đến bút TDS để đo được độ tinh khiết của nước.
Độ cứng của nước cần nằm trong khoảng an toàn
Khi đo khuyến khích lựa chọn nguồn nước đầu vào của máy lọc nước có chỉ số TDS nằm trong khoảng 30 – 300 ppm không quá cao cũng không thấp bởi:
- Nếu TDS quá cao sẽ có thể gây ra những hiện tượng đoản mạch làm cho thiết bị nóng lên và hỏng tấm điện cực sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến tuổi thọ của máy giảm đáng kể.
- Ngược lại nếu TDS quá thấp sẽ tác động và ảnh hưởng đến quá trình điện phân để tạo ra nguồn nước có độ pH chuẩn.
Độ pH của nước đạt từ 6.5 – 7.5
Khi lắp máy lọc nước ion kiềm chúng ta cũng cần đo lường độ pH bởi chúng sẽ quyết định rất nhiều đến vấn đề tạo nguồn nước có độ pH chuẩn và sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Khuyến khích mọi người sử dụng nguồn nước đầu vào có độ pH đạt trong khoảng từ 6.5 – 7.5. Bởi nếu nguồn nước có pH > 8 sẽ khiến độ pH của nước sau quá trình điện phân trở nên quá kiềm và ngược lại pH <= 6 sẽ tạo nước có độ axit cao nhưng tính kiềm lại giảm xuống.
Do đó khi bạn tìm hiểu và quyết định mua máy lọc nước ion kiềm cho gia đình cần quan tâm đến độ pH và vì pH là tiêu chí rất quan trọng nếu muốn sử dụng nước điện giải đạt chuẩn theo công bố của nhà sản xuất.
Nhiệt độ nước từ 0 – 35 độ C
Theo công bố của các nhãn hàng và tiêu chuẩn quốc gia TCV 11978:2017 về máy lọc nước dùng cho gia đình thì nhiệt độ cũng cần phải có sự phù hợp mới có thể đi vào máy lọc nước điện giải thấp nhất là 0 độ (không được để đông đá) và cao nhất là 35 độ C.
Qua thông tin bài viết phía trên về tiêu chí của nguồn nước đầu vào khi lắp đặt máy ljoc nước ion kiềm. Rất hy vọng rằng, những chia sẻ của Điện Giải Ion Kiềm phía trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và có nguồn nước tốt cho sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.